Quy trình thi công sơn chống cháy


Sơn chống cháy ngày được áp dụng nhiều trong các công trình bởi các tính năng tuyệt vời mà nó đem lại. Tuy nhiên việc thi công đúng cách, đúng quy trình để đem lại hiệu quả cao thì không hẳn ai cũng đã biết. Quy trình thi công gồm rất nhiều khâu và đòi hỏi độ tỉ mỉ, độ chính xác cao, đòi hỏi người thợ thi công phải có kiến thức chuyên môn vững vàng. 


Sơn chống cháy là gì?
Sơn chống cháy là loại sơn được cấu tạo bởi hợp chất Acrylic hoặc Epoxy và các loại phụ gia hóa chất khác. Sơn chống cháy khi được phủ lên bề mặt sắt thép sẽ bảo vệ, tránh sự tàn phá từ ngọn lửa. Sắt thép sẽ tăng khả năng chịu nhiệt trong sự cố xảy ra cháy nổ, giúp kéo dài thời gian để lực lượng cứu hỏa kịp thời đến. 


 
Quy trình thi công đúng cách
Đầu tiên, công nhân phải tiến hành bước xử lý bề mặt khung sắt thép kim loại. Đây là bước rất quan trọng, quyết định độ thẩm mỹ cao và khả năng bảo vệ của lớp sơn. Công nhân thi công sẽ dùng máy phun cát hoặc máy phun bi với năng suất lớn để làm sạch lớp bề mặt khung thép. Lưu ý khi lớp sắt thép dính dầu mỡ thì cần dùng xăng, xeton và dung môi pha sơn để làm sạch bề mặt. Điều kiện tiêu chuẩn của bước đầu tiên là bề mặt sắt thép phải thật sạch và khô ráo. 


Bước hai là bước tiến hành phun lớp sơn chống rỉ. Lớp sơn khi phun lên bề mặt cần đảm bảo độ dày từ 50 – 80 um. Thời gian để khô là khoảng 30 phút. Điều kiện tiêu chuẩn của bước 2 là màng sơn cứng, bám dính chắc trên bề mặt. 


Bước ba tiến hành thi công sơn chống cháy. Trước khi thi công, các bạn nên hỏi kỹ công nhân có chuyên môn về thông số kỹ thuật cơ bản của loại sơn chống cháy mình đang sử dụng. Sau khi thi công, các bạn nên dùng dụng cụ đo lường chính xác để đo độ màng sơn nhằm đánh giá hiệu quả khả năng chống cháy của lớp sơn. 


Bước bốn là bước phủ lớp sơn sắc màu. Đây vừa là lớp phủ giúp bảo vệ lớp sơn vừa là lớp phủ trang trí, giúp hạng mục trở nên đẹp mắt hơn. Lớp sơn chống cháy có tác dụng chống cháy cho kim loại nhưng không có tính thẩm mỹ. Vì vậy, cần lớp phủ màu phù hợp cho hạng mục thi công. Thông thường, lớp phủ này có độ dày 40 – 60 um. 


Cuối cùng là bước nghiệm thu công trình, hoàn thiện hạng mục. Với bước này, bạn cần sử dụng dụng cụ đo để đo mức độ đạt tiêu chuẩn. Hình thức bên ngoài cần đảm bảo có độ thẩm mỹ cao, lớp sơn mịn đẹp, bám chặt trên bề mặt. Còn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định. 
 

Facebook chat
CHAT NGAY
 
top